Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là “thủ phạm”

Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là "thủ phạm"

Nhiều người bị đau bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa là hiện tượng bình thường. Nó bắt nguồn từ một căn bệnh, bạn cần biết nguyên nhân, cách khắc phục để tiếp tục uống sữa an toàn.

Sữa là một loại đồ uống phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia, từ thời cổ xưa đây là thức uống được gọi là “bạch huyết” vì rất giàu chất khoáng, có tỷ lệ với canxi phốt pho phù hợp, rất tốt cho sự hấp thụ canxi.

Mặc dù sữa có rất nhiều lợi ích như vậy nhưng nhiều người trong chúng ta, hễ uống một chút sữa là ngay lập tức cảm thấy không thoải mái, bụng khó chịu, thậm chí có các triệu chứng đầy bụng và tiêu chảy.

Trên thực tế, những người hễ uống sữa là có cảm giác như bị tiêu chảy, rất có thể là bị căn bệnh dị ứng hoặc không dung nạp với lactose.

Lactose là gì?

Lactose là một hợp chất được sinh ra ở ruột non giúp phân hóa đường lactose thành hai loại đường khác nhau là đường glucose và đường galactose có ích cho cơ thể. Tùy vào lượng men lactase có trong cơ thể mà mỗi người có khả năng tiêu hóa lactose khác nhau (có nhiều trong sữa động vật).

Sự không dung nạp lactose là gì?

Theo bác sĩ Hà Uyển Nhi, Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm trị liệu Trẻ em và Phụ nữ Quảng Châu (TQ), hiện tượng không dung nạp lactose là một vấn đề phổ biến. Thông thường là do thiếu một loại enzyme tiêu hóa có tên là lactase.

Các enzyme tiêu hóa này có thể phân giải và hấp thụ cùng lúc rất nhiều lactose trong sữa. Nhưng nếu thiếu enzyme tiêu hóa, một số lượng lớn sữa không được tiêu hóa sẽ chuyển trực tiếp lactose đến ruột già, vi khuẩn lên men ở đây sẽ hoạt động và tạo ra một lượng lớn khí, gây đầy hơi, tiêu chảy, và thậm chí phát sinh trung tiện (rắm) một cách rõ ràng.

Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là thủ phạm - Ảnh 2.

Thiếu Lactose bẩm sinh hoặc mới phát sinh

1, Nhóm người bị thiếu men lactase bẩm sinh

Thiếu lactase bẩm sinh là một khiếm khuyết di truyền, nghĩa là không có lactase trong cơ thể khi sinh. Trẻ sơ sinh bị triệu chứng này sẽ không thể uống sữa ngoài hoặc thậm chí không thể bú sữa mẹ mà chỉ có thể trông cậy vào việc ăn nước cơm hay cháo để thay thế.

Tỉ lệ trẻ em bị thiếu men lactase bẩm sinh này rất hiếm, đa số trẻ sơ sinh thường có men lactase bẩm sinh.

2, Nhóm người bị thiếu men lactase phát sinh

Nhóm trẻ bị thiếu lactase phát sinh, thông thường xuất hiện vào thời điểm sau khi cai sữa, hoặc nhóm người không tiêu thụ sữa trong một khoảng thời gian dài làm cho chức năng tổng hợp lactase của cơ thể suy thoái. Về cơ bản, hầu hết các trường hợp không dung nạp lactose nằm trong nhóm này.

Vì người Châu Á trong lịch sử không có thói quen uống sữa hàng ngày, nên tỷ lệ những người bị chứng không dung nạp lactose cũng lớn nhất so với các châu lục khác.

Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là thủ phạm - Ảnh 3.

Sữa tốt như vậy mà không thể uống thì phải làm sao?

1, Tìm kiếm những sản phẩm sữa không chứa thành phần lactose

Trong thực tế, vì không dung nạp lactose mà không thể uống sữa là cách nói không chính xác, bởi vì những người như vậy thực sự là không thể uống sữa, nhưng đó là loại sữa có chứa lactose.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và sử dụng các loại sản phẩm sữa không chứa thành phần lactose (lactose free) thì không có vấn đề về dị ứng hoặc đau bụng như miêu tả ở trên.

Trên thị trường có thể có các sản phẩm sữa được giới thiệu đặc biệt cho những người không dung nạp lactose, chúng là những thực phẩm thay thế sữa rất tốt.

Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là thủ phạm - Ảnh 5.

2, Thay đổi cách uống sữa

Nếu bạn rơi vào nhóm người không dung nạp lactose thì cũng không phải là việc quá nghiêm trọng, bạn có thể thay đổi cách uống sữa và giảm nồng độ lactose để tránh tiêu chảy.

Ví dụ, khi uống sữa nên kèm theo một số thực phẩm có nguồn gốc bột mì, yến mạch như ngũ cốc hoặc bánh mì để đạt được hiệu quả có thể pha loãng nồng độ lactose của sữa, làm giảm sự kích thích của lactose lên thành đường ruột.

*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *